Thủ công nghiệp nhân dân Thủ công nghiệp Đàng Trong thời Lê trung hưng

Thủ công nghiệp nhân dân chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và xuất khẩu.

Nghề làm gốm nổi tiếng tại các làng Lộc Thượng, Phú Vinh (Quảng Nam), Mỹ Thiện (Quảng Ngãi). Nghề gốm được chuyên môn hóa, tạo ra nhiều sản phẩm khá tinh xảo.

Nghề dệt tạo ra các sản phẩm như lụa, gấm, sa. Các làng xã thuộc Điện Bàn, Thăng Hoa thạo nghề dệt lụa và vóc, lĩnh, đoạn có màu hoa đẹp. Sản phẩm tại đây là sản phẩm xuất khẩu chính của Đàng Trong sang Trung Quốc, Nhật Bảnchâu Âu[6].

Phú Xuân có nghề dệt gấm chuyên cung cấp cho chúa Nguyễn. Tại hai xã Vũ Xá và Bình Xá ở huyện Lệ Thủy cũng có nghề dệt lụa lâu đời. Tuy nhiên, các sản phẩm đều được làm thủ công và những người thợ làm nghề chỉ coi là nghề phụ nên số lượng sản phẩm không nhiều.

Vùng Quảng NamQuảng Ngãi là hai trung tâm sản xuất đường, tạo ra các loại đường trắng, mịn, tinh khiết và đường phổi thơm ngon, mát. Nghề làm đường ở Đàng Trong nổi tiếng hơn ở Đàng Ngoài và là một trong các mặt hàng xuất khẩu chính[7]. Hàng năm chúa Nguyễn thu riêng thuế sản vật nghề đường là 48.320 cân và 5.300 chĩnh mật[7].

Ngoài các nghề trên, trong nhân dân còn có nghề làm giấy tại làng Đại Phú ở Quảng Bình, Đốc Sở ở Thừa Thiên; nghề dệt mã vĩ và nghề thêu ở Quảng Xuyên huyện Hương Trà. Nhân dân thường tổ chức ra thành các tổ, hội nghề nghiệp.